Hỗ trợ khách hàng
0971.006.008
Ngọc ngân với màu sắc lá cây xanh - trắng nổi bật, bắt mắt mang đến màu xanh mát cho không gian của bạn. Đây là loại cây rất dễ trồng, dễ sống trong môi trường văn phòng, sống trong nhà. Cùng với Vạn lộc, Ngọc ngân cũng là 1 trong những loại cây phổ biến thường được lựa chọn để trang trí nhà cửa, văn phòng, công trình.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn:
Tên khoa học của cây ngọc ngân là Diefenbachia picta. Cây ngọc ngân còn được biết đến với cái tên cây Valentien.
Thân cây ngọc ngân thuộc cây thân thảo. Chúng mọc thành bụi với những chiếc lá bao bọc một phần thân cây. Lá của chúng có hình bầu dục, có màu xanh chiếm 20% xen lẫn màu trắng chiếm 80%.
Rễ cây ngọc ngân là rễ chùm nên chúng sinh trưởng rất tốt trong môi trường thủy sinh.
- Ánh sáng: Cây phải có đủ ánh sáng thì mới phát triển tốt được. Tuy nhiên, ánh sáng ở đây phải là ánh sáng gián tiếp, cây không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong số các loại cây lá màu có chứa nhiều sắc tố thì cây ngọc ngân là cây chịu nắng giỏi nhất nhưng nếu cây tiếp xúc với nhiều sánh nắng mặt trời sẽ khiến lá cây có màu vàng và khô dần.
Mỗi tuần 2 lần đưa cây ra nắng khoảng 2 tiếng vào lúc 7-9h sáng, lúc này ánh nắng chưa gắt nên không ảnh hưởng đến cây. Ở trong nhà, nơi mà có ít ánh sáng và tiếp xúc nhiều với máy lạnh nhưng cây ngọc ngân vẫn sinh trưởng được.
Nếu bạn trồng cây ở môi trường ẩm thấp, ít ánh sáng thì lá của cây sẽ xuất hiện những đốm trắng thậm chí lá cây sẽ bị úa và ủng lá. Trong trường hợp đó, bạn phải cắt bỏ những lá bị hỏng. Sau đó, dùng nước sạch để rửa toàn bộ cây từ thân, lá cho đến rễ cây. Trồng lại cây rồi đặt chúng ở những nơi khô thoáng, có đủ ánh sáng để chăm sóc. Khi cây đã ổn định thì mang về đặt lại ở văn phòng.
- Nhiệt độ: Cây có khả năng chịu lạnh rất kém. Cây phát triển tốt nếu được trồng ở nơi có nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Nếu cây được trồng ở nơi mà nhiệt độ xuống tận 12 độ C thì cây bắt đầu rụng lá và chết dần nếu trồng lâu dài ở đó.
- Nước: đối với cây ngọc ngân được trồng trong đất, vào mùa hè cây dễ bị mất nước nên thường xuyên tưới nước để đảm bảo cây đủ độ ẩm. Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào lúc sáng sớm hay chiều tối. Nên dùng nước sạch để tưới cây, không được tưới nước bị nhiễm khuẩn sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
- Đất trồng: Đất phải tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH khoảng 6. Ngoài ra, bạn có thể trộn đều đất vụn với phân chuồng hoai mục, vỏ trấu, xơ dừa để làm đất trồng. Phải ủ đất với vôi trước khi trồng cây 1 tháng để khử mầm bệnh.
- Bón phân: Định kỳ hàng năm bón phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng nuôi cây. Nếu cây ngọc ngân nhà bạn có lá vàng bất thường thì đất trồng cây đã cạn kiệt hết chất dinh dưỡng. Tiến hành bón phân ngay để đất trồng có đủ dinh dưỡng nuôi cây.
- Sâu bệnh hại: Ve nhện, rệp sáp và nấm hay xuất hiện ở cây ngọc ngân. Bạn có thể mua thuốc bảo vệ sinh học để phòng trị chúng hoặc thường xuyên kiểm tra lá cây.
Thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!
Đăng ký
Đăng nhập