Hỗ trợ khách hàng
0971.006.008
Cây tiêu lốt thường được dùng thay cho tiêu thường trong nhiều món ăn. Nếu dùng tươi thì thái lát rồi thêm vào các món kho, xào hoặc ngâm giấm cay chua ngọt… Nếu dùng khô thì xay nhuyễn để làm gia vị hoặc làm muối tiêu lốt…
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn:
Theo y học cổ truyền, tiêu lốt có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống nên được dùng trong điều trị các bệnh về hô hấp như viêm xoang, đau lỗ mũi, hốc mũi… và các bệnh về tiêu hóa như đau bụng, lạnh bụng gây nôn thổ, nôn ra nước chua, tiêu chảy, lỵ, sôi bụng, khó tiêu… Liều dùng: mỗi ngày dùng khoảng 1, 5 đến 3 g tiêu lốt (3) (4).
Ngoài ra, tiêu lốt còn được dùng trong điều trị các trường hợp như:
Rượu tiêu lốt tươi giúp giảm đau, lưu thông khí huyết
Chùm quả tiêu lốt còn được dân gian dùng ngâm rượu để điều trị chứng khó tiêu (uống khoảng nửa ly nhỏ pha với nước ấm), giúp giảm đau nhức và thúc đẩy khí huyết lưu thông (bằng cách xoa bóp ngoài da). Cách ngâm rượu tiêu lốt rất đơn giản, chỉ cần chọn những quả vừa già tới, rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm với rượu gốc sao cho rượu vừa đủ ngập, sau khoảng 15 ngày thì có thể bắt đầu sử dụng.
Bên cạnh các thí nghiệm khẳng định lại những công dụng của tiêu lốp qua các bài thuốc cổ truyền, quả tiêu lốp còn được nghiên cứu và thừa nhận về khả năng phòng chống, điều trị ung thư (5) và bảo vệ gan (6).
Theo y học cổ truyền, rễ cây tiêu lốt có vị cay, tính ấm, không độc, được dùng trong điều trị các bệnh như nôn mửa, đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, ho, cảm lạnh… Cách dùng: sắc lấy nước uống từ 2 – 3 g (3) (4).
Thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!
Đăng ký
Đăng nhập