Hỗ trợ khách hàng
0971.006.008
Cây trầu bà lụa (Pothos Plant) là loại trầu bà bắt mắt bởi màu lá xanh pha trắng sữa, các hoạ tiết lá độc đáo hơn các loại trầu bà khác. Đây cũng là loại trầu bà dễ trồng, có thể trồng chậu treo để chúng rủ xuống hoặc giúp chúng bám vào các thân trụ. Chúng thích bám vào các thân cây hoặc các vật thể khác để leo lên. Bạn có thể trồng trầu bà lụa trong đất hoặc nước để trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc.. giúp không gian độc đáo, mới mẻ và thanh lọc không khí, hấp thụ bớt bức xạ điện từ, không khí độc hại.
Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn:
Trầu bà có lẽ là loại cây đa dạng bậc nhất trong các loại cây cảnh khi chỉ đếm sơ sơ đã điểm tên được vài chục loại. Trầu bà được trồng ở tất cả mọi nơi để mang lại khoảng không gian xanh mát và hiệu quả lọc không khí tuyệt vời.
Hướng dẫn trồng và chăm sóc các loại trầu bà nói chung:
1. Môi trường sống
- Trồng cây trầu bà trong môi trường đất: Cây Trầu Bà thích hợp với loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng, Bạn nên chuẩn bị loại đất cực kì giàu phân hữu cơ tơi xốp như phân dê, phân nhộng, phân bò kết hợp với tro trấu và các thành phần khác giúp cây trầu bà có thể phát triển bộ rễ cực kì khỏe mạnh giúp cây kháng sâu bệnh, phát triển tốt trong tương lai.
- Trồng cây trầu bà trong môi trường nước: Bạn cần chuẩn bị một bình nước loại trong suốt sẽ càng tốt (bình thủy tinh). Nước trồng phải là nước sạch, tinh khiết. Nếu bạn sử dụng nước máy cần xả nước vào bình và để khoảng 3-5h cho nước đã bay hết các chất khử trùng để tạo môi trường sống trong sạch hoàn toàn cho cây trầu bà thủy sinh.
2. Ánh sáng
Trầu bà là loại ưa bóng mát, ở những nơi có ánh nắng một phần (vào buổi sáng) hoặc nơi có ánh sáng không trực tiếp cây trầu bà sẽ phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, trong môi trường không có nhiều ánh sáng tự nhiên như phòng làm việc, phòng kín, toilet.. trầu bà vẫn có thể sống tốt nếu được chăm sóc đúng cách.
Nếu bạn muốn trồng cây trầu bà ngoài trời, nơi có ánh nắng trực tiếp, bạn sẽ phải chấp nhận 1 thời gian đầu lá trầu bà dễ bị cháy khô vì ánh nắng. Sau đó 1 thời gian cây sẽ quen dần và thích nghi với môi trường có ánh nắng trực tiếp và phát triển cực tốt.
Cây trầu bà thủy sinh khi để bàn thì không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15-30 phút.
3. Nước tưới
Cây trầu bà là cây ưa ẩm, nhu cầu nước cao, chịu hạn trong thời gian ngắn, tưới nước 1 lần/ ngày. Nhưng khi tưới cần tránh tình trạng quá nhiều nước gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.
Đối với cây trầu bà thủy sinh, cần thay nước 1 tuần 1 lần; lượng nước cho ngập 2/3 bộ rễ.
4. Phân bón
Trầu Bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể bổ sung phân hữu cơ hoặc phân tan chậm, hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.
5. Sâu bệnh
Cây Trầu Bà ít sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có mắc một số bệnh phổ biến như: rệp, thối rễ…Khi đó, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật thông thường. Để góp phần hạn chế sâu bệnh, nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước…
Thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!
Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!
Đăng ký
Đăng nhập