Bí quyết trồng và chăm sóc cây Cúc tần Ấn Độ để có những bức rèm xanh mát!

12/10/2020

Hãy thử tưởng tượng nhà bạn có một giàn cúc tần Ấn Độ ngay bên hiên nhà, ban công phòng ngủ, phòng làm việc.. chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái vô cùng với mảng xanh này.

Chính vì thế, đây là loại cây hàng đầu trong các loại cây thân rủ được lựa chọn trồng tại các resort nghỉ dưỡng kiến trúc mở, các ngôi nhà phong cách hiện đại, giếng trời lớn.

 

Cây cúc tần Ấn Độ được trồng tại các không gian mở

 

 

1. Giới thiệu cây cúc tần Ấn Độ

Cúc tần Ấn Độ có tên khoa học là Vernonia Elliptica, là một trong những loại cây thân thảo. Thân cây sở hữu dạng thẳng, buông thõng như mành rèm. Bao bọc thân là một lớp lông măng dày màu trắng xám.
Đây là loại cây có sức sống vô cùng mãnh liệt. Cây có thể lớn mạnh tốt ngay cả trong điều kiện đất trồng cằn cỗi nhất. Nếu bạn chăm sóc chúng tốt, trong khoảng 1 năm bạn có thể có ngay 1 "bức rèm" xanh mướt dài tới 15m.

 

Cây cúc tần Ấn Độ có thể dài tới 15m trong một năm

 

Với chức năng buông rủ tuyệt vời, các giàn cúc tần Ấn Độ có công dụng như là một tấm rèm xanh bảo vệ cho căn nhà thân yêu của bạn. 

Vào mùa nắng nóng, những tầng lá cúc tần Ấn Độ sẽ giúp che chắn bớt lượng ánh nắng mặt trời gay gắt giúp nền nhiệt phía trong ngôi nhà của bạn giảm xuống. Ngoài ra, tấm rèm xanh mát này cũng giúp che chắn khói bụi giúp bầu không gian bao quanh không gian sống trong lành hơn.

 

Bạn có thể dùng kéo cắt tỉa "chiếc rèm" của mình cho vừa ý

 

Bên cạnh đó, cúc tần Ấn Độ còn giúp không gian làm việc, nghỉ ngơi của bạn thêm phần ấn tượng. Với ưu điểm vượt trội là rễ không bám vào tường, loại cây này xứng đáng là lựa chọn số một trong các loại cây trồng thân rủ trang trí ban công, hàng rào, giếng trời.

Khi cây đã đạt đến chiều dài vừa ý, bạn có thể cắt tỉa bớt để giữ cho bức rèm của mình "chuẩn form" nhé!

 

2. Cây cúc tần Ấn Độ có công dụng chữa bệnh

Cúc tần Ấn Độ là cây ưa sáng & có thể chịu hạn. Nó có vị khá đắng, cay, mùi thơm, tính ấm. Trong cây cúc tần này có chứa vitamin C, đa số chất vô cơ, protein, sắt, lipid và 1 số thành phần khác
Kể cả thân cây, lá cây và rễ của cây cúc tần đều có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, cúc tần Ấn Độ có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tiêu đàm ho, ngoài ra nó còn giúp khắc phục chứng chán ăn và tốt cho hệ tiêu hóa.

 

Trong cây cúc tần này có chứa vitamin C, đa số chất vô cơ, protein, sắt, lipid..

 

Có thể bạn chưa biết ở Ấn Độ – quê hương của loại cây này, người ta còn dùng rễ và lá của cây cúc tần giúp giải nhiệt, giảm sốt. Hơn thế nũa, ở đất nước Trung Quốc, cúc tần còn được dùng để  chữa viêm hạch bạch huyết dạng lao cổ. Còn ở Thái Lan, nó được sử dụng ngoài trị bệnh về da, lá tươi đc dùng trị bệnh trĩ.

 

3. Hướng dẫn trồng cây cúc tần Ấn Độ

Cây cúc tần Ấn Độ vốn là loại cây dễ trồng, dễ sống và chăm sóc đơn giản nên chúng ta sẽ dễ dàng có được một giàn cúc tần đẹp mà không cần tốn quá nhiều công sức.

 

Cúc tần Ấn Độ là loại cây có khả năng thích ứng phi thường!

 

- Đất trồng: Cây cúc tần Ấn Độ không hề kén đất trồng, cây sống được ở tất cả các loại đất như đất chua, kiềm, đất khô cằn sỏi đá, đất cạn kiệt dinh dưỡng, thậm chí cả loại đất mặn, đất phèn. Nhờ có khả năng thích ứng nhanh chóng nên cây cúc tần còn chịu cả được úng, hạn.

- Ánh sáng: Loại cây này chịu được biên độ nhiệt khá lớn, cây hoàn toàn có thể trồng ở nơi ánh nắng chan hòa đến 1 phần bóng râm hoặc cả những nơi ít có ánh sáng chiếu đến.

- Nhiệt độ: Cúc tần Ấn Độ sinh trưởng tốt trong các điều kiện sống, dù là nơi nắng nóng hay gió lạnh. Đặc biệt, vào mùa đông, cây vẫn xanh mượt và không bị rụng lá.

- Độ ẩm: Cây ưa ẩm nhưng cũng vẫn chịu được thời tiết hanh khô.

 

Cúc tần Ấn Độ sinh trưởng tốt trong các điều kiện sống

 

- Nước tưới: Cúc tần Ấn Độ là loại cây có thân cành, lá cây khá sum xuê nên có nhu cầu tưới nhiều nước. Muốn cây tươi tốt, lớn nhanh thì tốt nhất bạn nên tưới nước cho cây mỗi ngày để cây có thể phát triển trong điều kiện tốt nhất. 

Nếu trời mưa nhiều, bạn có thể ngưng tưới nước để tránh thừa nước úng cây.

- Bón phân:  Dù khá dễ trồng và chăm sóc nhưng bạn cũng đừng quên bón phân cho cây định kì 2-3 tháng/ lần để cung cấp dưỡng chất cho cây đua ngọn, lá xanh mượt nhé.

- Lưu ý: Cành cây rủ dài nên bắt buộc cây phải có chỗ để dựa hoặc làm giàn để tạo dáng đẹp.

 

QT/ Tổng hợp

Thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!