Hướng dẫn xử lý phân bò - ủ hoai với nấm Trichoderma hiệu quả

3/7/2021

Phân bò, phân gà... từ lâu đã trở thành các loại phân bón thông dụng nhất cho các loại cây trồng. Tuy nhiên, với các loại phân hữu cơ chưa qua xử lý thường tiềm ẩn các mầm mống sâu bệnh, ấu trùng, vi sinh vật gây hại, hạt cỏ.. ảnh hưởng đến chất lượng gieo trồng của bạn. Chính vì vậy, bạn cần phải xử lý chúng bằng cách ủ hoai phân hữu cơ với các chế phẩm sinh học như Nấm Trichoderma.

Nấm Trichoderma là gì?

Trichoderma được biết đến là một chủng nấm có tập tính sống tập trung ở những nơi có nhiều rễ cây. Chúng có tên gọi đầy đủ là Trichoderma spp, có số lượng lên đến 33 loài và phần lớn đều có lợi đối với cây trồng. Trichoderma có khả năng giúp đất được cố định đạm, hoặc giúp đất phân giải phân lân, tiêu diệt những loại nấm có hại gây bệnh cho cây trồng,…

Trichoderma có tác dụng gì?

  • Phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, thường được sử dụng tăng cường cùng phân bón và giúp đất tăng độ tơi xốp
  • Enzym được tiết ra từ nấm trichoderma có khả năng phá hủy vỏ tế bào rồi hấp thu chất dinh dưỡng. Theo đó, chúng sẽ tiêu diệt được những loại nấm có hại đối với cây trồng như Fusarium solani, Phytophthora, Rhizoctonia solani,… Đây là những loại nấm khiến cây trồng bị chết nhanh chết chậm, bị lở cổ rễ hay thối rễ,…
  • Trichoderma có đặc điểm sản sinh các kháng thể mà cây có thể truyền đi toàn bộ các bộ phận khác nhau. Qua đó, các loại nấm nằm ở lá, cành cây, ngọn cây,..sẽ bị tiêu diệt mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.
  • Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân phát triển. Trichoderma là chế phẩm hỗ trợ các loại sinh vật có ích trong đất.
  • Trộn trichoderma trong quá trình ủ phân chuồng sẽ giúp phân giảm mùi hôi thối và tăng tốc độ phân giải, khiến thời gian ủ giảm đáng kể..

Cách sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ phân bò đúng cách

Chế phẩm trichoderma cần được sử dụng đúng cách để hiệu quả của chúng được tận dụng triệt để. Một số đặc điểm quan trọng khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng bạn cần lưu ý như sau:

  • Cần phải sử dụng chế phẩm trichoderma hết trong 1 lần. Đối với trường hợp không thể sử dụng hết ngay thì phải được bảo quản chúng ở trong chai lọ được đậy kín nắp. Bởi lẽ, trichoderma sẽ bị tiêu hao số lượng vô cùng nhanh trong chỉ trong 3 đến 4 tháng đối với môi trường tự nhiên thiếu thốn thức ăn. Sau thời gian 6 tháng thì chế phẩm sẽ mất hoàn toàn tác dụng.

 

  • Với những môi trường có khí hậu khô hạn, bị thiếu độ ẩm và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì không sử dụng trichoderma. Đây là điều kiện khiến số lượng nấm cũng như chất lượng của chế phẩm bị giảm đi đáng kể.
  • Trichoderma đem lại hiệu quả tốt khi được sử dụng trên những phần thân cây khô, không có diệp lục, trở nên vàng úa. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để xịt lên lá hoặc thân cành non của cây trồng.
  • An toàn đối với con người và vật nuôi vì trichoderma là chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ sinh học
  • Không trộn trichoderma chung với bột vôi trong quá trình sử dụng. Vôi là loại chất có đặc tính kháng khuẩn nên chúng sẽ làm chết nấm trichoderma
  • Trichoderma đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng với phân hữu cơ, phân vi sinh,… Không nên sử dụng trichoderma chung với phân vô cơ vì nấm của chế phẩm sẽ bị chết bởi nồng độ đậm đặc của phân, qua đó hiệu quả sử dụng cũng sẽ bị giảm đi đáng kể
  • Nếu sử dụng trichoderma kèm theo phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải đảm bảo chúng phù hợp với hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì và hướng dẫn của những cán bộ khuyến nông tại khu vực.
  •  

Vì sao nên sử dụng chế phẩm trichoderma để ủ phân bò?

Trước khi bón phân vào đồng ruộng hay đất thì ủ phân chuồng luôn là một giai đoạn không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân chuồng tươi bón trực tiếp sẽ khiến đất canh tác bị mất cân bằng. Bởi lẽ, trong phân chuồng có chứa một số lượng độc tố bao gồm các kháng sinh, các chất kích thích, vi khuẩn gây bệnh cũng như một số yếu tố hữu cơ khác.

Tuy nhiên, những chất độc hại này sẽ được xử lý triệt để khi kết hợp sử dụng chế phẩm nấm đối kháng trichoderma trong quá trình ủ phân bò. Các chuyên gia cũng cho biết rằng, biết cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật sẽ giúp phân hoai mục và tiêu diệt độc tố hiệu quả.

iệc áp dụng đúng quy trình ủ phân chuồng, đặc biệt là đối với phân bò sẽ giúp phân của súc vật, nguyên liệu sử dụng và một số sản phẩm thô trở thành mùn hữu cơ. Đây lại là một thành phần có sự ổn định tương đối, giàu chất dinh dưỡng và có nhiều ở những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ.

Cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật

Ngày nay, cùng với phân chuồng thì người nông đã biết cách sử dụng thêm chế phẩm trichoderma để ủ thành phân bón hữu cơ đem lại giá trị dinh dưỡng cao mà vẫn đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt hoàn toàn. Như vậy, cách ủ phân bò với trichoderma đúng kỹ thuật cần đảm bảo thực hiện theo các bước như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Việc ủ phân bò cùng nấm đối kháng trichoderma cần một số nguyên liệu đa dạng và dễ kiếm bao gồm bã mía, rơm rạ, trấu, vỏ cà phê, lá cây khô, mùn cưa, vỏ ca cao,… với số lượng từ 5m3 đến 6m3. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm 2kg phân NPK hoặc phân gia súc, gia cầm, hay 1 tấn bã thải hầm biogas và 3 gói chế phẩm nấm đối kháng trichoderma bacillus Đức Bình 200gr + 3 gói chế phẩm EMZEO 200gr (khử mùi hôi, rút ngắn thời gian ủ, tạo phân vi sinh từ phân bò).

Bạn nên lựa chọn những nguyên liệu sử dụng có kích thước nhỏ. Nếu chúng có kích thước vượt quá 20cm thì cần phải được chặt ngắn lại còn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi thì bạn cần ủ chúng đủ 25 đến 30 ngày trước khi đem đi sử dụng. Còn nếu là rơm rạ khô thì nên dùng nước tưới ẩm ít nhất là 12 giờ trước khi ủ.

Dụng cụ và nơi ủ

Một số dụng cụ cần chuẩn bị phục vụ cho quá trình ủ bao gồm bình tưới, xẻng, cào, cuốc,… Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm bạt, bao nilon, bao tải,… phục vụ cho việc che nắng và giữ nhiệt cho phân trong quá trình ủ. Vị trí lựa chọn để ủ phân nên là những khu vực có nền đất hay là nền xi măng có độ khô ráo tốt. Bạn cũng có thể dùng bao nilon để lót đối với nền đất.

Ngoài ra, bạn cần rạch các rãnh xung quanh nơi ủ để đảm bảo nước ủ phân có thể chảy được vào đến các hố gom nhỏ mà không bị chảy ra ngoài. Nhà kho hoặc chuồng nuôi không còn được sử dụng với diện tích khoảng 3m2 trên 1 tấn nguyên liệu ủ cũng là vị trí thích hợp cho việc ủ phân chuồng bò bạn có thể tham khảo thêm.

Công thức ủ phân bò:

1,5 tấn phân bò + 1,5 tấn rác thải hữu cơ, phân chuồng + 3 gói nấm Trichoderma 200gr + 3kg phân NPK + nước sạch

Kỹ thuật ủ phân bò với trichoderma đúng

  • Bước 1: Đầu tiên, đem vỏ trấu, bã thực vật, phân bò,… trộn đều cùng với chế phẩm nấm đối kháng trichoderma, chế phẩm Emzeo.
  • Bước 2: Tưới nước sạch lên đống ủ, đảm bảo phân bò đạt được độ ẩm từ 40 đến 50%. Kiểm tra độ ẩm của phân bằng cách dùng tay nắm chặt phân bò, nếu thấy có nước chảy qua kẽ tay tức là đã đủ độ ẩm.
  • Bước 3: Đánh đống để ủ: độ cao từ 1 đến 1,5 m, bán kính 2 – 2,5m

Một số lưu ý trong khi ủ phân bò cùng chế phẩm trichoderma

  • Không sử dụng vôi khi ủ phân vì chúng sẽ khiến các vi sinh vật trong phân bị hủy diệt. Theo đó, bạn nên bón phân ngoài ruộng trước khi dùng làm đất để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Khi sử dụng kèm chế phẩm trichoderma, thời gian ủ phân sẽ từ 25 đến 35 ngày. Trong suốt thời gian này, bạn cần phải đảo phân chuồng từ 2 đến 3 lần.
  • Phân chuồng được ủ thành công là chúng hoại mục nhanh và không có mùi hôi thối.
  • Sau thời gian ủ, phân chuồng sẽ hoại mục hết hoàn toàn và có nhiệt độ khối phân ủ ở mức bình thường.

TTC/Tổng hợp

Thành công, Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất!

Có lỗi, vui lòng thử lại sau!!!